Top 20 Đặc sản Tây Bắc ngon nhất vừa nghe đã ghiền

đặc sản tây bắc

Nhắc đến “Đặc sản Tây Bắc” thì chắc chắn không ai là không nhớ đến hương vị của những món ăn đơn sơ, mộc mạc đậm chất núi rừng ấy. Nơi đây không chỉ sở hữu phong cảnh đẹp hùng vĩ, từng thửa ruộng bậc thang xanh mướt. Mà còn có rất nhiều món ăn ngon, là đặc sản nổi tiếng khắp mọi miền. Để biết thêm về những món ngon này, hãy cùng Thích Đi Đâu khám phá nhé!

Top 20 Đặc sản Tây Bắc ngon nhất hiện nay:

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp - Đặc Sản Tây Bắc

Thịt trâu gác bếp – Đặc Sản Tây Bắc

Thịt trâu gác bếp chắc hẳn là một đặc sản Tây Bắc không còn xa lạ gì với nhiều thực khách. Đây là một trong những món ăn đặc trưng của tỉnh Điện Biên.

Thịt trâu gác bếp được chế biến từ những miếng thịt trâu tươi ngon. Phần thịt sẽ được  sơ chế và tẩm ướp với gia vị như sả, ớt, tỏi, gừng, mắc khén giã nát. Sau đó để thịt thật ngấm rồi bắt đầu đem xiên vào các que tre và sấy khô từ từ trên than củi.

Bằng cách sấy này, thịt trâu chín vừa tới, khi ăn cảm giác hơi dai dai mà lại không quá khô. Đặc biệt vẫn còn giữ được vị ngọt của thịt chính là nét hấp dẫn của món ăn.

Thịt lợn gác bếp SaPa

Thịt lợn gác bếp SaPa

Thịt lợn gác bếp SaPa

Khi đi du lịch Sapa không thể không thưởng thức món Thịt lợn gác bếp SaPa hay còn được biết  đến với các tên gọi như Thịt lợn hun khói SaPa, thịt lợn xông khói Lào Cai, thịt lợn sấy SaPa, thịt lợn khô SaPa. Thịt lợn gác bếp SaPa là một đặc sản được chế biến từ thịt lợn SaPa – Lào Cai và những gia vị nơi đây như: hạt mắc khén, hạt dổi, và một số gia vị khác. Sau khi ướp các gia vị trên với thịt lợn thì đem treo gác bếp tạo thành món thịt lợn gác bếp  thơm ngon.

Lợn bản Mộc Châu

Lợn bản Mộc Châu hay còn được gọi lợn cắp nách Mộc Châu. Đây là loài lợn được nuôi thả bởi đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Dao, H’Mông… Do có nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là từ thiên nhiên, do thường xuyên vận động và không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng nên lợn bản Mộc Châu có kích thước khá nhỏ. Trung bình mỗi con trưởng thành chỉ tầm 15kg  – 17kg. Tuy nhiên thịt lợn săn chắc, có giá trị dinh dưỡng cao. Vì thế cho dù là chiên xào, nhúng lẩu hay tẩm ướp gia vị đậm đà rồi nướng chín trên than hồng đều giữ được hương vị ngon ngọt tự nhiên.

Xem thêm: Top 17 Đặc sản Cao Bằng ngon nhất hiện nay

Thắng cố ngựa Bắc Hà

Thắng cố ngựa Bắc Hà – đặc sản Tây Bắc của người dân tộc Mông. Món thắng cố này rất đặc biệt vì được làm từ xương ngựa được nuôi ở vùng núi ninh cùng lục phủ ngũ tạng của chúng cúng hạt dổi, thảo quả, quế hồi…. Khi nhìn qua trông khá lạ mắt nhưng bù lại vị của thắng cố rất ngọt, thịt thơm mềm mà chỉ có ở vùng cao mới có thôi nha.

Bạn vẫn có thể  tìm thấy Thắng cố ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Yên Bái..Tuy nhiên ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa tại Bắc Hà, Sapa.

Nhộng Ong rừng

Nhộng Ong rừng được biết đến là một bài thuốc có khả năng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, và hỗ trợ phục hồi sức khỏe hiệu quả. Món ăn được chế biến từ những con nhộng non của tổ ong rừng, mang đi sơ chế và xào cùng dọc mùng, hoặc trộn nộm,… Từ đó mang đến hương vị đặc trưng vừa béo béo, vừa ngọt nhẹ rất lạ miệng. Các bạn có thể tìm thấy món ăn này ở nhiều hàng quán lớn nhỏ tại Tây Bắc.

Lạp xưởng hun khói

Lạp xưởng hun khói là có lẽ là đặc sản Tây Bắc được nhiều du khách yêu thích nhất. Bởi hương vị đậm đà khác hẳn lạp xưởng ở những nơi khác.

Quá trình chế biến kỳ công theo phương thức truyền thống, lạp xưởng Tây Bắc hoàn toàn không chứa phụ gia, tất cả nguyên liệu chế biến đều lấy từ núi rừng ở đây. Khi ăn có vị đậm đà, thơm mùi gia vị và rất ngon.

Có thể bạn quan tâm: Top 15 Đặc Sản Ninh Bình ngon ngất ngây bạn nên thử

Cá bống vùi tro 

Nếu có dịp đến với huyện Phong Thổ, bạn đừng quên thưởng thức món cá bống vùi tro – đặc sản Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái.

Cá bống là loại cá có sẵn ở các con sông, suối, sẽ được người dân bắt về sau đó sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được băm nhỏ như sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén, húng, hom… Rồi tẩm ướp khoảng 15 – 30 phút, sau đó sẽ gói gọn cá trong lá dong và vùi vào tro nóng. Cứ khoảng 30 phút lại lật lại một lần, cứ như thế khoảng vài lần cá sẽ chín.

Bê chao Mộc Châu

Bê chao Mộc Châu

Bê chao Mộc Châu

Khi có dịp lên Tây Bắc  bạn có thể ghé vào hàng quán Bê bất kỳ và gọi món bê chao Mộc Châu trứ danh. Bê chao Mộc Châu được làm từ thịt bê đực, được nuôi thả rong trên các đồng cỏ cao nguyên Tây Bắc. Với phần da chín phồng, giòn tan ôm lấy thịt bê mềm da, thấm gia vị thơm nồng. Nhất là khi ăn kèm với lát sả, lát gừng thì càng thêm hoàn hảo. Tùy kích cỡ đĩa mà giá sẽ khác nhau, các bạn hãy cân nhắc số lượng để gọi cho phù hợp nhé!

Pa pỉnh tộp (cá gập nướng)

Pa pỉnh tộp (cá gập nướng)

Pa pỉnh tộp (cá gập nướng)

Pa pỉnh tộp (cá gập nướng) là một món ăn khá cầu kỳ, thường được dùng để tiếp đón khách quý. Người ta chọn những con cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Đầu tiên là sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử mùi tanh cho cá, tiếp đó là tẩm ướp gia vị và các loại rau thơm như quả mắc khén, gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột… Tất cả gia vị sẽ được băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá.

Tiếp đó là gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, rồi kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên bếp than hoa. Khi cá chín, những gia vị được tẩm ướp và kẹp trong bụng cá sẽ thấm dần tỏa mùi thơm hấp dẫn.

Gỏi cá bỗng sông Gâm

Gỏi cá bỗng sông Gâm

Gỏi cá bỗng sông Gâm

Một trong những đặc sản của Tây Bắc đó là Gỏi cá Bỗng sông Gâm. Một món ăn khiến thực khách khó kìm lòng được ngay từ lần đầu thưởng thức. Với vị ngon ngọt đậm đà của cá, một chút chua, bùi bùi từ các loại rau ăn kèm, quyện thêm chút cay cay của hạt tiêu, tất cả tạo nên một dư vị hấp dẫn đến khó tả. Đặc biệt, món ăn sẽ hoàn hảo hơn khi chấm với nước chẻo độc lạ, dễ khiến người khác phải “nghiện”.

Rêu đá nướng

Rêu đá nướng

Rêu đá nướng

Rêu đá nướng nghe tên có vẻ khá lạ đúng không nào? Có lẽ nhiều bạn còn không biết rêu có thể ăn được, chứ không nói gì tới là đặc sản của Tây Bắc. Tuy nhiên không phải rêu nào cũng ăn được nha, chỉ có rêu đá Tây Bắc mới ăn được và là đặc sản thu hút nhiều thực khách đến nếm thử. Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên là 3 tỉnh Tây Bắc nổi tiếng với món ăn này.

Rêu đá Tây Bắc rất quý, đặc biệt có thể chế biến thành được nhiều món như rêu rán, nấu canh… Rêu đá nướng không chỉ rất ngon mà còn giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc và lưu thông khí huyết.

Cốm Tú Lệ

Cốm Tú Lệ

Cốm Tú Lệ

Cốm Tú Lệ là món ăn đến từ xã Tú Lệ (thuộc tỉnh Yên Bái) từ lâu đây đã là món cốm nổi tiếng với hương vị thanh mát, ngọt ngào làm say lòng biết bao du khách đến đây. Có dịp đi du lịch Tây Bắc bạn nhớ ghé mua cốm Tú Lệ về làm quà nha!

Nậm Pịa 

Nậm Pịa 

Nậm Pịa

Cùng với Thắng Cố, Nậm Pịa chính là món ăn truyền thống của người dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Nậm Pịa hay Nặm Pịa là đồ chấm thịt nướng thông dụng, được làm từ lòng và dịch ruột non động vật (chủ yếu là dê, trâu hoặc bò), sau khi sơ chế và ninh nhừ.

Khi thưởng thức Nậm Pịa sẽ thấy vị cay the, mặn và hơi đắng, sau đó là vị ngọt. Nghe thôi đã thấy đây là trải nghiệm ẩm thực thú vị rồi đúng không nào?

Nộm da trâu

Nộm da trâu

Nộm da trâu

Nộm da trâu là món ăn đặc sản của người Thái ở Sơn La, là một đặc sản Tây Bắc đàng thử. Điểm đặc trưng nhất của món ăn này là vị chua dịu không phải từ dấm hay chanh mà chính là nước măng chua. Khi dùng nước măng chua sẽ giúp cho da trâu trở nên mềm, giòn và không bị ngấy. Nhờ sự kết hợp tuyệt vời này đã tạo nên một món ăn đặc sản lạ miệng, chắc chắn sẽ khiến du khách nhớ mãi.

Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu là một trong số những đặc sản Tây Bắc được xem là chưa thưởng thức nghĩa là chưa tới Hà Giang, Tây Bắc. Món cháo này được làm từ gạo nếp nương cùng với chân giò lợn và củ ấu tẩu.

Nếu như những món cháo thường có vị ngọt thơm mùi giò lợn thì cháo ấu tẩu lại có vị đắng ngắt. Vì thế nếu ai không ăn quen thì sẽ khó nuốt nhưng đã quen rồi thì lại rất dễ nghiện. Các bạn hãy thử nhé!

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn phổ biến trong các dịp lễ tết của đồng bào Tây Bắc, nhất là với người Thái tại Yên Bái. Tùy theo nhu cầu mà người chế biến sẽ sử dụng nhiều hoặc ít màu sắc của xôi đi. Các màu phổ thông của món xôi ngũ sắc thường thấy như: trắng, đen, tím, vàng. Điều đặc biệt ở đây là các màu nhuộm xôi hoàn toàn được làm từ các nguyên liệu tự nhiên.

  • Màu trắng, người ta chỉ đơn giản dùng gạo nếp đồ lên.
  • Màu xanh, đỏ được làm từ cây cơm xôi xanh, cơm xôi đỏ/hoặc gấc.
  • Màu đen hay tím, người nấu dùng lá cây gùn để ngâm gạo.

Ngoài ra tùy vào mức độ pha mà các màu sẽ đậm nhạt khác nhau.

Bánh chưng đen 

Bánh chưng đen nóng hổi và chén rượu ngô thơm lừng là món ăn mà chắc chắn các bạn phải thẩm qua nếu có dịp du lịch Tây Bắc vào những ngày chớm xuân.

Từng khoanh bánh chưng tròn không chỉ sở hữu màu đen bóng đẹp mắt từ nước cốt, mà còn là tổ hợp hương vị độc nhất vô nhị – với nhân đậu xanh vàng ươm, hạt nếp thơm dẻo, thịt lợn dai mềm, hạt tiêu, lá dong nồng nàn… Bạn thử nghĩ xem, nhiều hương vị như vậy đã đủ để thoả mãn vị giác của bản thân chưa?

Rượu táo mèo

Một trong những loại rượu đặc sản không thể bỏ qua khi tới Tây Bắc là rượu táo mèo. Bởi đây là loại rượu nổi tiếng từ rất lâu rồi và được rất nhiều người biết đến.

Hương vị của rượu sẽ phụ thuộc vào quá trình và thời gian ủ rượu. Khi chạm đầu lưỡi vào rượu sẽ cảm giác thấy vị hơi cay nhẹ, hòa với đó là mùi thơm ngọt đặc trưng của táo mèo. Đặc biệt loại rượu này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế được rất nhiều người dân nơi đây và du khách tứ phương yêu thích.

Rượu sâu chít

Rượu sâu chít không chỉ là một đặc sản Tây Bắc nổi tiếng mà còn là bài thuốc quý có tác dụng hồi phục sức khỏe rất tốt. Do sâu chít chứa nhiều đạm và chất béo, giúp tăng cường sức khỏe xương, nhất là người già yếu.

Rượu sâu chít khi uống có vị thơm nhẹ, ngon rất đáng thử và mua làm quà cho người thân.

Rượu ngô Bắc Hà

Một đặc sản mà chắc hẳn cánh đàn ông sẽ rất thích đó là Rượu ngô Bắc Hà. Hay còn được gọi là rượu Bản Phố Bắc Hà. Đây là 1 loại rượu được nấu từ ngô tự nhiên, công với men được làm từ hạt hổng mi. Vì thế khi uống Rượu ngô Bắc Hà  sẽ không bị đau đầu và có mùi rất thơm.

Người dân Bắc Hà thường hay nhắc khéo thực khách ghé thăm rằng: “Khi vào nhớ dốc Trung Đô, khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà”.

Từ rất lâu rượu ngô Bắc Hà đã thành thức uống mang được cả phong vị của núi rừng miền cao nguyên trắng đến với du khách gần xa. Nhất là rượu ngô Bản Phố của đồng bào dân tộc H’Mông được rất nhiều du khách tìm kiếm.

Rượu Sim San

Rượu thóc Sim San là loại rượu  được nấu  từ men lá truyền thống của người Dao, thuộc thôn Sim San,xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai.

Rượu Sim San mang hương vị thuần khiết đặc trưng, đầy đủ các vị từ  vị ngọt, vị thơm, vị thơm của rượu thóc. Khi uống sẽ mang đến cảm giác khó quên, rất say đắm.

Trên đây Thichdidau.com đã giới thiệu đến các bạn một số đặc sản Tây Bắc rất đặc trưng của các tỉnh miền núi Tây Bắc. Ngoài Tây Bắc còn có rất nhiều đặc sản ngon vùng núi như: vịt quay lá móc mật, mọc cốm, rượu san lùng, Bánh cuốn trứng, bánh mì nướng, bánh coóng phù, Thịt lợn muối chua, chả cuốn lá bưởi, thịt trâu lá lồm…

Khi các bạn đến Tây Bắc thì đừng quên thử qua những món ăn này. Và hãy chia sẻ thêm những món ngon với chúng tôi ở phần dưới bình luận nhé!

5/5 - (3 bình chọn)

Thu Thảo

Content Creator
Một người đam mê viết lách, chuyên tổng hợp chia Sẻ Kinh Nghiệm Về Du Lịch Trong Nước Và Nước Ngoài. Cảm nhận nền văn hóa, con người và cuộc sống tại những vùng đất mới mẻ, xa lạ.

Bài viết mới nhất